Chào mừng quý vị đến với Website Nguyễn Văn Thắng

Phụ nữ luôn lo lắng về những cái đàn ông quên, còn đàn ông lại lo lắng về những gì phụ nữ nhớ!

Trang

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

Cây sanh 120 tỷ của ông Nguyễn Trung Thành - Việt Trì - Phú Thọ

Không hiểu bằng cách nào mà 30 năm trước lại rơi vào tay giới chơi cây.
Không rõ ông chủ của “siêu cây cảnh” ở đất Việt Trì có tuyên bố cụ thể về giá cây sanh này hay không, nhưng đám bảo vệ trông nom cây cảnh thì luôn mồm tuyên bố nó có giá 120 tỉ đồng!
Không hiểu đây là giá ông Nguyễn Trung Thành đưa ra, giá có người trả nhưng không bán, hay giới chơi cây định giá? Hay ông Thành “vàng” đòi từng đó mới bán? Hay dù có người trả từng đó cũng không bán? Tóm lại, con số 120 tỉ đồng này rất mờ ảo. Mà thứ mờ ảo thì nó lan rất nhanh theo tin đồn.

Ông Nguyễn Trung Thành bên cây sanh quý.

Nhân đây cũng xin kể một chút về xuất xứ nhiều tranh cãi của cây sanh “Mâm xôi con gà” hay còn gọi là “Con gà mâm xôi”.
Xung quanh cây sanh này có nhiều huyền thoại huyễn hoặc. Theo đó, gốc gác của nó từ sân chùa Hương Tích. Không hiểu bằng cách nào mà 30 năm trước lại rơi vào tay giới chơi cây.
Cách đây 15 năm, cây sanh về tay anh Cường “họa sĩ”, được anh này chăm sóc, nuôi dưỡng, tỉa tót, thổi giá trị cho cây. Sau đó, anh Cường bán cho đại gia Quý “trôi” với giá 950 triệu đồng (nhà anh này ở thị trấn Trạm Trôi, nên có biệt danh thế, chứ không phải đi buôn cá trôi như một số người hiểu lầm).
Thương vụ mua bán ngót bạc tỉ đã gây sửng sốt một thời. Sau đó, cây sanh này còn về tay một đại gia ở quận Đống Đa. Mãi đến năm 2007, đại gia Thành “vàng” mới rước được về Việt Trì với giá mà anh tuyên bố là 5,6 tỉ đồng! Số tiền bỏ ra mua cây sanh, bằng giá chiếc Rolls Royce khi đó. Không rõ thực hư thế nào, vì ai mà biết tường tận cuộc giao dịch này.

Người xem cây được tặng ảnh.

Vì có lời đồn xuất xứ của cây từ chùa, nên nhiều đại gia mê tín không thích nó. Lấy cái gì của chùa cũng xui xẻo cả. Tuy nhiên, với đại gia Thành “vàng” thì cây sanh có vẻ không những không mang lại xui xẻo, mà mang lại danh tiếng nhiều hơn cho chủ nhân của nó. Xưa kia, chỉ người Việt Trì mới biết đến ông Thành “vàng” vì ông này có mấy cửa hàng vàng bạc ở Việt Trì, nhưng chỉ với tác phẩm có cái tên đơn giản là “Mâm xôi con gà” thì không những giới chơi cây cả nước, mà người mê cây cả nước đều biết tiếng.
Theo lời đồn, cây sanh này có xuất xứ từ chùa Hương. Tuy nhiên, theo họa sĩ Đặng Xuân Cường - thường gọi là Cường “họa sĩ” - người từng sở hữu cây sanh này nhiều năm, thì nó có xuất xứ từ thôn Ngô Sài, xã Sài Sơn, Quốc Oai, thuộc Hà Tây cũ.

Không thể nhận ra đâu là mâm xôi, đâu là con gà nữa.

Cây sanh vốn được anh Cường đặt lại tên là "Cổ hương đại thụ". Chữ "hương" ở đây có nghĩa là hương thôn, là đơn vị nhỏ của làng xã khi xưa. Vì cây sanh vốn mọc trên cổng làng Ngô Sài, nên anh Cường đặt tên nó như vậy.
Từ những năm đầu thế kỷ trước, các cụ bô lão đã hạ cây xuống khỏi cổng làng. Cụ thân sinh ra ông Phạm Văn Tình vốn yêu thích cây cảnh, nên đã mang về trồng trên hòn non bộ bằng đá ong trước nhà. Chính cụ đã kỳ công tạo dáng cây sanh thành “Mâm xôi con gà”, thể hiện ước mơ của những nông dân thời đó, mong sao cuộc sống đủ đầy, ấm no.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, thân phụ ông Tình qua đời, cây sanh thuộc về anh em nhà họ Phạm. Ông Tình là trưởng họ, nhưng vì cây sanh là tài sản chung, vả lại, mọi người đều ham thích chơi cây, nên mấy anh em chia thời gian sở hữu, để mọi người cùng được chơi. Mỗi người chơi 3-4 tháng, rồi lại chuyển qua nhà khác. Khi đó, cây sanh đã ôm trọn hòn non bộ, là những khối đá ong.
Năm 1996, ông Tình bỏ tiền xây cho người em một ngôi nhà cấp 4, thì được toàn quyền sở hữu cây sanh. Khi ông Tình sở hữu, có quyền quyết định mua bán, thì họa sĩ Đặng Xuân Cường đã rước được nó về nhà.

Thân cây dáng trực.

Khi họa sĩ Đặng Xuân Cường mua cây về, người khen thì ít, mà người chê thì nhiều. Cây cảnh nghệ thuật thường mang dáng "long, ly, quy, phụng" cho sang trọng, hoặc ít ra cũng phải "tùng, cúc, trúc, mai", đằng này lại giống mâm xôi với con gà. Sốt ruột, họa sĩ Cường đã mang cưa và kéo ra “tùng xẻo” tan tành. “Tùng xẻo” xong, thấy nó không còn giống mâm xôi, con gà nữa, thì anh đổi tên nó thành "Cổ hương đại thụ".
Xưa kia, cây mang thân trực, có nhiều rễ ôm thành vách, cách gốc chừng 1m có nhiều cành đan xen chằng chịt tạo thành tán tròn tượng trưng cho mâm xôi, phía trên ngọn là một con gà trống đang vươn cổ cất tiếng gáy. Giờ người xem nhìn mãi mà chả thấy mâm xôi với con gà đâu cũng là điều dễ hiểu.
Suốt 8 năm chăm sóc tỉ mẩn, chỉnh sửa, tạo dáng, cây "Cổ hương đại thụ" đã trở nên hoàn thiện, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, vẫn không ít người chê bai. Người thì bảo anh Cường đã cắt hỏng, người nói nên sửa thành song thụ, có người khuyên nên bán đi.
Cuối cùng, anh Cường “họa sĩ” đã bán cây sanh cho anh Nguyễn Văn Quý, tức Quý “trôi” vào năm 2004. Đến năm 2007, thì anh Quý bán cho ông Thành. Cái tên "Mâm xôi con gà" đã thành thương hiệu, đã nổi tiếng, nên dù nó chẳng còn giống mâm xôi với con gà, song cái tên đó vẫn được những người sở hữu về sau giữ lại.
Sau vụ chuyển nhượng “kinh khủng”, với số tiền 5,6 tỉ đồng cho một cây cảnh vào năm 2007, đại gia Thành “vàng” tiếp tục nổi như cồn khi có… lời đồn: Khi đem cây sanh xuống triển lãm ở “vườn thượng uyển” của đại gia Phiến “cá” ở thành phố Vĩnh Yên, một tỉ phú người Nhật đã đến xem và trả giá 1,2 triệu USD, song ông Thành vẫn… dửng dừng dưng. Một số người biết về cây sanh này thì kể khác: Hình như có đoàn khách Đài Loan đến ngó nghiêng cây rồi nói chuyện vui với nhau rằng cây này có đến triệu đô không nhỉ? Chỉ có thế mà nó thành 1,2 triệu đô. Tóm lại, vẫn chỉ là lời đồn, nên không biết thực hư thế nào.

Cây sanh

Cây sanh 10 tỷ!


Sanh có tên khoa học là Ficus indica L. thuộc họ Morace
Đặc điểm hình thái cấu tạo:

Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây . Cành dẻo dễ uốn.

Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.

Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:

Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.

Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

* Kỹ thuật nhân giống:

Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt ) và phương thức vô tính ( từ cành râm, cành triết).

*Kỹ thuật trồng: Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.

Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển cuả cây và làm cho thân cây chóng to.

10 loài cây vĩ đại nhất thế giới


Thiên nhiên luôn đem lại cho chúng ta điều lạ thường. Và những loài cây kỳ lạ vẫn luôn là động lực thúc đẩy đưa các nhà tự nhiên học vào cuộc hành trình tìm kiếm.
10. Cây "cô đơn" nhất

Không phải là loại cây to lớn, nhưng hình ảnh một cây bách mọc lên cô đơn giữa vách đá của bán đảo Monterey, California đã tạo nên một hình ảnh kỳ vĩ của vùng biển Thái Bình Dương.


Cây bách chơ vơ trước biển

Cây bách chơ vơ trước biển


9. Cây làm xiếc

Nhờ bàn tay can thiệp của con người, những cây có hình thù kỳ quái đã được tạo nên. Ví dụ điển hình là cây hình giỏ, để tạo nên một hình dáng kỳ lạ này, người làm vườn Axel Erlandson đã phải ghép sáu cây sung lại để hình thành những mắt lưới.
Cây hình giỏ

Cây hình giỏ


Cây hai chân

Cây hai chân


Cây bậc thang

Cây bậc thang


Axel Erlandson và cây đã được nhà triệu phú Michael Bonfante mua vào năm 1985

Axel Erlandson và cây đã được nhà triệu phú Michael Bonfante mua vào năm 1985


8. Cây khổng lồ


Củ tùng là một loại cây chỉ phát triển tại Sierra Nevada, California, và được đánh giá là một trong những loại cây vĩ đại nhất thế giới. Cây lớn nhất được tìm thấy tại Vườn quốc gia củ tùng có độ cao 275m, nặng 6000 tấn, thể tích 1.468 m³. Cây củ tùng này đã có khoảng 2.200 tuổi, và mỗi năm nó sẽ còn tăng thêm 1m8 chiều cao nữa.


7. Cây cao nhất thế giới

Cùng họ với cây củ tùng, cây tùng bách gỗ đỏ được đánh giá là loại cây cao nhất thế giới. Năm 2006, nhà tự nhiên học Chris Atkins và Michael Taylor đã tìm thấy loại cây cao nhất có tên Hyperion với chiều cao 155,6 m, vượt kỳ tích của cây Stratosphere tại công viên quốc gia với 112,8m.

6. Cây nhà thờ

Cây sồi có hình nhà thờ là một cây rất nổi tiếng ở Pháp, hơn cả một cái cây thông thường, người ta còn tái tạo nó theo hình một tòa nhà cùng với phòng để cầu nguyện. Vào năm 1669, các kiến trúc sư l’Abbe và Cerceau đã quyết định khoét một thân cây sồi 500 tuổi (vào thời điểm đó) để tạo hình một nhà thờ. Cho đến thời điểm này, cái cây kỳ lạ này đang chết dần chết mòn. Người ta đã phải cố kéo dài sự sống của nó bằng sự trợ giúp của dây cáp và các cột chống để hi vọng cái cây sẽ còn sống mãi với thời gian.







5. Quần thể cây lớn nhất

Điều đặc biệt là hầu hết các loại cây trên vùng đất Utah đều có hình dáng tương tự nhau. Những giống cây dương này trải dài trên 43 hécta với 47.000 thân cây. Độ tuổi trung bình của những cây dương này là 130 tuổi, và người ta cũng ước tính là quần thể cây này đã tồn tại khoảng 80.000 năm.




Quần thể cây dương vào mùa đông

Quần thể cây dương vào mùa đông


4. Cây bách khổng lồ


Những cây bách lớn nhất được phát hiện gần thành phố Oaxaca, Mexico. Thân cây lớn nhất của cây bách có thể lên tới 58m khiến cho người ta vẫn thường đùa rằng, đừng ôm cây, hãy để cây tự ôm bạn.


Cây bách khổng lồ còn có tên "Tree of Life"

Cây bách khổng lồ còn có tên "Tree of Life"


3. Rễ khổng lồ

Không được liệt vào danh sách những loại cây to nhất thế giới, nhưng cây đa cổ kính lại gây ấn tượng ở những chiếc rễ đâm ra từ cành và bám xuống mặt đất. Cây đa nổi tiếng nhất có tên Sacred Fig (cây thần) được tìm thấy tại Anuradhapura, Sri Lanka. Người ta truyền rằng đây chính là một cây được phát triển từ cái gốc của một cây khác kể từ khi đạo Phật được khai sáng vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Với ước tính được trồng từ khoảng 288 trước Công nguyên, cây đa này được đánh giá như là một loại cây già nhất thế giới do con người trồng.





Cây đa già nhất thế giới do con người trồng

2. Cây lâu năm nhất


Cây già nhất thế giới chính là cây thông có tên Methuselah tại California với 4.838 tuổi. Methuselah được đánh giá không chỉ là một cây già nhất mà còn được đánh giá là cây thuộc dòng vô tính sót lại lâu nhất.


Trước đó, vào năm 1964, kỷ lục này thuộc về cây Prometheus với khoảng 5000 tuổi, nhưng thật đáng tiếc là nó đã không thể sống sót chính vì bàn tay của các nhà khoa học.

Gốc của cây Prometheus

Gốc của cây Prometheus


1. Cây bao báp

Một cây bao báp bình thường có thể phát triển ở chiều cao 30m và chiều rộng 11m. Hình dáng kỳ lạ với thân cây phình to có thể chứa được tới 120.000 lít nước. Bao báp thường phát triển ở Châu Phi hoặc Úc. Quần thể cây bao báp vĩ đại nhất thế giới có thể tìm thấy tại Morondava, Madagascar.




Quần thể bao báp

Bao báp tại Zimbabwe

Bao báp tại Zimbabwe

Cây bao báp hình bình trà

Cây bao báp hình bình trà


Bao báp tại Kayila Lodge, Zambia bị biến thành WC

Bao báp tại Kayila Lodge, Zambia bị biến thành WC

Dáng thế thập toàn cây cảnh cổ

10 loại cây hoa cảnh dạng thế (thập toàn) tạo thành 3 bộ chính làm cốt lõi cho nghệ thuật bonsai. Đó là: Tứ Linh, Tứ Quý và Tam Đa.


1. Bộ Tứ Linh gồm 4 loại cây: Đa, Sung, Sanh, Si ứng với tứ hình trong động vật: Long, Lân, Quy, Phụng.

2. Bộ Tứ Quý gồm 4 loại cây: Tùng, Trúc, Cúc, Mai hợp với tứ thời (Xuân Tùng, Hạ Trúc, Thu Cúc, Đông Mai) thể hiện ước vọng vĩnh cữu của con người.

3. Bộ Tam Đa gồm 3 loại cây: Sung, Lộc Vừng, Vạn Thọ, ứng với Phúc – Lộc – Thọ

Chơi cây cảnh là một nếp văn hoá truyền thống của dân tộc ta. Ban đầu thú chơi này chỉ có những gia đình quyền quý. Ngày nay, thú chơi cây cảnh đã phổ biến đến nhiều tầng lớp, đặc biệt lớp người lớn tuổi. Ông cha ta đã giao lưu văn hoá với các nước lân bang, trong đó có sinh vật cảnh để tạo ra một phong cách riêng, phù hợp với khí hậu tự nhiên của nước ta. Các cụ thường nói: yêu cảnh, yêu hoa hoá ra yêu đời.

Thường khi chơi cây cảnh đó là những cây được trồng, chăm sóc trong chậu, tiếng Nhật gọi là “ bonsai”. Ngày nay ta gọi theo kiểu thông thường là “bồn cảnh”. Bonsai là thú chơi cây cảnh của người Nhật được du truyền từ Trung Quốc từ thế kỉ XII-XIII. Cây cảnh trồng trong chậu được các nhà truyền bá triết lý của mình khắp châu á, trong đó có Việt Nam.


Nhìn một chậu bonsai, ta sẽ thấy tập trung trọn vẹn hay một phần vũ trụ. trong cái nhìn tổng thể, ta sẽ thấy được cái hùng vĩ của một cây đại thụ trong thiên nhiên. Ngoài ra còn cảm nhận được mối giao hoà giữa thiên nhiên và con người, thể hiện triết lý con người có thể hoàn thiện thiên nhiên chứ không thể sáng tạo thiên nhiên.

Để được những chậu cây cảnh trước tiên phải lấy cây từ nơi hoang dã như sung, si, thông, trắc cũng có thể cấy ghép ở vườn, trồng vào chậu như khế, me, tùng, mai...

Những sân cảnh của những nghệ nhân đầy tâm huyết với nghệ thuật chấp nhận từ 10 – 20 năm để hoàn chỉnh một cây thế với những nguyên tắc tạo hình tỷ mỷ và nghiêm ngặt. Gây dựng một chậu cây cảnh lâu năm không phải dễ dàng ai cũng làm được, huống hồ là cả một vườn cảnh. Mỗi người có cách cảm nhận khác nhau và vì thế bồn cảnh cũng có những kiếu dáng khác nhau. Người lớn tuổi, tính tình mô phạm, thích kiếu dáng chịu ảnh hưởng của nho giáo, thể hiện những thế cây: Phúc - Lộc – Thọ, ngũ phúc, phu tử, mẫu tử, huynh đệ, bằng hữu... Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành, thế cây nằm ngang hoặc trễ đổ xuống như dòng thác.

Chơi cây cảnh, các cụ ngày xưa chú ý 4 yếu tố: nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp. Chính vì vậy, ta thấy cây cảnh uốn lượn thành 3 tầng, 4 đoạn thân, 5 chùm nhánh là để tượng trưng cho tam cương (quần thần, phu tử, phu phụ), ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh).


Các nghệ nhân còn sáng tạo nghệ thuật chơi cây cảnh với đặc tính nhân cách hoá cây thành những con vật gần gũi trong thiên nhiên như: nai, ngựa... đến những loài vật có hình tượng như: cá hoá rồng, bộ rễ với nét rồng, thường gặp hất là thế rồng lên, (Thăng long), rồng xuống (hạ long, long giáng) hay thế rồng bay hoặc cuồn cuộn cả một đàn rồng mẹ, rồng con (quần long).

Chơi cây cảnh lên đến hoàn thiện khi các cụ lấy 10 cây hoa cảnh dáng thế (thập toàn) tạo thành 3 bộ chính làm cốt lõi cho nghệ thuật bonsai. Đó là tứ linh, tứ quý và tam đa.

Tứ linh gồm 4 loại cây: đa, sung, sanh, si ứng với tứ hình trong động vật: long, lân, quy, phụng. Đây là những cây gỗ lưu niên cùng họ hàng ruột thịt với nhau, chịu được nắng mưa mà vẫn 4 mùa xanh tươi, nhân giống dễ dàng bằng vô sinh ( giâm, triết, ghép ).

Bộ tứ quý gồm: tùng, trúc, cúc, mai ứng với tứ bình, hợp với tứ thời (xuân tùng, hạ trúc, thu cúc, đông mai) thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh cửu của con người.

Bộ tam đa gồm 3 loại cây: sung, lộc vừng, vạn thọ, ứng với Phúc - Lộc - Thọ.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

Cây cảnh - Cây này, có nên cắt ngọn trực?

Đây là cây đã có dáng ban đầu và chủ nhân băn khoăn có nên cắt ngọn trực hay không? Xin hãy cho ý kiến!


Khi xen xét các khả năng, chủ nhân đã đi đến cách xử lý cuối cùng. Nào, các bạn hãy cũng theo dõi từng bước thực hiện của ông ấy nhé, xem và đánh giá cách xử lý này đã là tối ưu chưa?

Image

Image

Image

Xử lý vết thương:

Image

Image

Image

Image

Và hãy xem kết quả cuối cùng, xin các bạn cho nhận xét.

Image

Image

Tạo dáng cây bách tùng

Cây tùng phôi, cao 85cm, đã được chăm tốt

Image

Cắt bỏ chừng 38cm ngọn, làm cây thấp đi.

Image

Cuốn dây mềm làm đệm cho dây đồng

Image

Sử dụng dây đồng cuốn các nhánh tạo không gian cây

Image

Dáng cho cây đã hình thành

Image

Chăm bón đợi cho cây lớn

Image